Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Thạc sĩ Lê Thị Huệ - Khoa Nội Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Thống Nhất.
1. Viêm khớp gối là gì?
Viêm khớp là bệnh xương khớp phổ biến. Trong đó, vùng xương đầu gối do phải hoạt động nhiều, chịu nhiều lực tác động nên trở thành vị trí dễ tổn thương. Bệnh viêm khớp gối gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng đi lại và các hoạt động thường ngày.
VIÊM KHỚP GỐI LÀ GÌ?
Viêm khớp gối xảy ra là khi những mảnh xương sụn đầu gối tổn thương như bị bào mòn, bề mặt sụn thô ráp và xù xì. Các xương cọ xát vào nhau nhiều hơn, ma sát nhiều. Tính đàn hồi của phần sụn khớp bị giảm đi, gây đau nhức, khó chịu. Nhiều trường hợp viêm đầu gối do chủ quan không điều trị sớm, khiến bệnh tiến triển nhanh, có nguy cơ dẫn đến thoái hóa nặng. Ngoài ra, khi lựa chọn phương pháp điều trị không đúng, người bệnh có khả năng đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
VIÊM KHỚP GỐI LÀ GÌ?
Đau đầu gối là triệu chứng thường gặp và cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân khó chịu thường gặp trong cuộc sống. Đau đầu gối hướng đến cho chúng ta một bệnh lý khá phổ biến trong các bệnh về xương khớp đó là thoái hóa khớp gối. Ngoài ra còn các bệnh lý liên quan đến triệu chứng đau đầu gối như: viêm đa khớp dạng thấp, Gout, rách sụn chêm khớp gối, ... Vì lý do đó chúng ta nên dành thời gian để tìm hiểu xem đau đầu gối là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu? Có phòng ngừa được không? Và điều trị như thế nào là đúng cách?
1. Thoái hóa khớp gối
Đau đầu gối là triệu chứng thường gặp nhất và cũng là triệu chứng đầu tiên nhất, dai dẳng nhất của bệnh thoái hóa khớp gối. Đau xuất hiện: sau vận động mạnh, sau khi thay đổi thời tiết. Người bệnh có thể đau từng đợt hay liên tục, dai dẳng với cường độ thay đỗi. Ngoài đau đầu gối còn nhiều triệu chứng khác như:
● Cứng khớp buổi sáng: sau khi ngủ dậy khớp gối cứng đờ khó cử động, hoặc có cảm giác có vật lạ làm vướng và dính trong khớp, sau một thời gian mới dễ vận động.
● Tiếng lắc rắc khi cử động khớp gối.
Ở giai đoạn muộn hơn thì đau liên tục, cường độ tăng lên, khớp gối sưng nóng đỏ và có thể nặng nề hơn là biến dạng, vẹo trục khớp gối, giảm khả năng vận động của người bệnh.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối?
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối được hiểu nôm na là sụn khớp bị hư hại và mài mòn, giảm độ nhớt của dịch trong khớp gối, bao hoạt dịch khớp gối bị viêm, do đó 2 đầu xương khi vận động sẽ cọ xát vào nhau dẫn đến đau đớn và hạn chế vận động.
Hiện nay người ta chưa biết nguyên nhân chính xác gây bệnh, tuy nhiên những nghiên cứu trong thời gian qua đã phát hiện một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến thoái hóa khớp gối.
● Giới tính: nữ thường gặp hơn nam giới
● Tuổi: tuổi càng cao khả năng bị thoái hóa khớp gối càng nhiều, gần 80% người trên 75 tuổi bị ảnh hưởng bởi thoái hóa khớp gối.
● Tiền căn: là bệnh có tính di truyền
● Béo phì: (BMI >30kg/m2) có nguy cao bị thoái hóa khớp gối hơn người không bị béo phì.
● Dinh dưỡng: thiếu vitamin D cũng góp phần nguy cơ thoái hóa khớp gối
● Nghề nghiệp: lao động nặng, nông dân, leo cầu thang nhiều
● Hoạt động thể lực: hoạt động càng quá mức là yếu tố nguy cơ gây thoái hóa khớp gối
● Yếu tố tại chỗ: chấn thương như rách dây chằng và hư hại sụn chêm, dị dạng khớp gối, các bệnh lý khớp viêm mạn tính như viêm khớp dạng thấp, gout...
Hình ảnh thoái hóa khớp gây đau đầu gối
Cách phòng ngừa thoái hóa khớp gối?
Thoái hóa khớp nằm trong tiến trình lão hóa của cơ thể nên chúng ta không thể ngăn chặn được quá trình này. Việc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ sẽ giúp hạn chế hiện tượng thoái hóa khớp xảy ra nhanh hơn, tuy nhiên yếu tố nguy cơ về giới tính, tuổi là yếu tố không thể thay đổi được. Cách phòng ngừa cụ thể như sau:
● Về béo phì: nếu bị béo phì phải giảm cân bằng cách ăn ít dầu mỡ, tinh bột, tăng cường ăn nhiều chất xơ và tập thể dục hằng ngày
● Về dinh dưỡng: tăng cường ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin D như: rau xanh, nấm, đậu nành, cá, tăng cường phơi nắng để cơ thể tổng hợp Vitamin D.
● Nghề nghiệp: nếu không thể thay đổi công việc thì cũng nên có chế độ làm việc hợp lý, tránh quá sức hạn chế những động tác ảnh hưởng đến khớp gối: ngồi xổm, lên xuống, đi cầu thang, khom người...nên đi xe đạp, đi bộ, bơi lội để tăng cường sức mạnh của cơ bắp giúp bảo vệ khớp.
● Hạn chế tối đa chấn thương vùng khớp.
● Nếu có đau khớp gối nên ngâm vào nước muối ấm pha gừng khoảng 30 phút mỗi ngày hoặc nướng nóng lá ngải cứu trắng kèm chút muối đắp lên vùng gối...các cách này giúp giảm đau giảm viêm vùng gối.
Các thực phẩm nên ăn để phòng ngừa đau khớp gối
Các thực phẩm nên tránh ăn để phòng ngừa đau khớp gối
Điều trị thoái hóa khớp gối như thế nào là đúng?
Mục đích điều trị là nhằm để:
● Giảm đau và giảm cứng khớp
● Duy trì và cải thiện khả năng vận động
● Giảm tàn tật
● Cải thiện chất lượng cuộc sống
● Hạn chế phá hủy khớp tiến triển
Điều trị cụ thể:
● Biện pháp không dùng thuốc: các cách làm giảm yếu tố nguy cơ đã liệt kê phía trên cũng là cách điều trị đau đầu gối không dùng thuốc.
● Biện pháp dùng thuốc:
- Tại chỗ: bôi kem Capsaicin ngoài da 0,025 – 0,075% ngày 4 lần hoặc Gel NSAID thoa tại chổ như Diclofenac gel thoa khớp.
- Toàn thân: Acetaminophen như Paracetamol, NSAID như Celecoxib, giảm đau gây nghiện như Codein.
- Nội khớp: tiêm trực tiếp vào khớp gối Methylprednisolon hoặc các thuốc chứa thành phần dịch khớp
● Biện pháp phẫu thuật: thay khớp gối là giải pháp cứu cánh và sau cùng sau khi các biện pháp trên vẫn không hiệu quả
Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Bằng Chất Nhờn & Thông Tin Cần Biết
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn có thể cải thiện chức năng của khớp gối, hỗ trợ giảm đau và làm chậm quá trình viêm xương khớp. Tuy nhiên liệu pháp này có thể dẫn đến một số rủi ro bao gồm dị ứng và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu rõ các thông tin cơ bản trước khi tiến hành điều trị.
Tìm hiểu liệu pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn
Thông tin cần biết về điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn
Tìm hiểu một số thông tin cơ bản về phương pháp tiêm chất nhờn điều trị thoái hóa khớp gối để có lựa chọn điều trị phù hợp.
1. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn là gì?
Chất nhờn được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp gối là dung dịch axit hyaluronic.
Thông thường một khớp gối khỏe mạnh chứa khoảng 4 ml dịch khớp. Chất nhờn (acid hyaluronic) là thành phần chính của dịch khớp, cung cấp chất lỏng, bôi trơn khớp với một số tác dụng chính như:
- Bao phủ bề mặt sụn, hạn chế sự va chạm, ma sát giữa các xương
- Hoạt động như đĩa đệm bảo vệ các khớp ở đầu gối trong các va chạm và hoạt động thông thường
Các khớp bị thoái hóa hoặc viêm xương khớp thường có nồng độ acid hyaluronic thấp. Điều này làm tăng ma sát, tổn thương và tác động lực lên khớp. Do đó, tiêm bổ sung chất nhờn có thể tăng cường bảo vệ sụn khớp và ngăn ngừa các tổn thương liên quan.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn là thủ thuật ngoại trú và người bệnh có thể ra về ngay sau khi tiêm. Tùy thuộc vào loại chất nhờn và tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể đề nghị số lượng mũi tiêm khác nhau. Nếu cần tiêm nhiều hơn một mũi, bác sĩ có thể đề nghị các mũi tiêm cách nhau một tuần.
2. Tác dụng khi tiêm chất nhờn vào đầu gối
Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể tiêm một lượng nhỏ axit hyaluronic, thường khoảng 2 ml, trực tiếp vào khớp gối để cải thiện các triệu chứng.
Tiêm chất nhờn vào khớp gối có thể hỗ trợ giảm đau và cải thiện các chức năng ở khớp
Mục tiêu của liệu pháp này thường bao gồm:
- Bôi trơn khớp gối: Ở một số người, chất nhờn của axit hyaluronic có thể hỗ trợ hấp thụ sốc, làm giảm ma sát bên trong khớp, hạn chế các cơn đau, cứng khớp gối và ngăn ngừa tình trạng mất xương và sụn.
- Chống viêm: Tiêm axit hyaluronic có tác dụng giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa các bệnh viêm khớp khác.
- Hỗ trợ giảm đau: Các phân tử axit hyaluronic có thể hình thành một ranh giới xung quanh các dây thần kinh, ngăn ngừa các dấu hiệu đau. Những phân tử này cũng có thể liên kết các tế bào khác nhau ở đầu gối và hạn chế các cảm giác đau.
- Hỗ trợ sự phát triển và bảo vệ sụn: Tiêm chất nhờn có thể kích thích sự gia tăng phát triển các tế bào sản xuất sụn, bảo vệ các sụn khớp hiện có và tăng số lượng sụn tổng thể ở khớp gối.
- Tăng cường các xương hiện có: Axit hyaluronic có thể thay đổi mật độ và chất lượng các xương ở khớp gối (xương ngay bên dưới sụn). Điều này có thể làm thay đổi cấu trúc bên trong xương, hỗ trợ giảm áp lực lên sụn khi đầu gối chịu lực tác động.
- Kích thích cơ thể sản xuất axit hyaluronic: Tiêm bổ sung chất nhờn axit hyaluronic có thể kích thích cơ thể tự khôi phục lại chất nhờn tự nhiên và mang lại hiệu quả cải thiện thoái hóa khớp gối lâu dài.
Ngoài ra, độ nhờn của các phân tử axit hyaluronic cũng có tác động tích cực đến các sụn, xương và các mô ở xung quanh đầu gối. Điều này có thể góp phần ngăn ngừa các tổn thương và tăng cường sự linh hoạt ở khớp.
3. Chỉ định và chống chỉ định điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn có thể không phù hợp với tất cả đối tượng bệnh. Thông thường, bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp cho các trường hợp như:
- Thoái hóa khớp gối ở mức độ trung bình với các triệu chứng có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống.
- Không thể sử dụng thuốc giảm đau như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc steroid do bệnh thận, có vấn đề về tim, xuất huyết dạ dày, bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp khi sử dụng thuốc.
- Không đủ điều kiện điều trị phẫu thuật, muốn trì hoãn phẫu thuật hoặc không muốn thực hiện phẫu thuật.
- Có hiệu quả sau đợt điều trị đầu tiên. Đây là những trường hợp người bệnh điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn hiệu quả, sau đó tái phát. Bác sĩ có thể cân nhắc tái sử dụng chất nhờn với liều lượng phù hợp hơn.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn được cho là hiệu quả với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng liệu pháp này thường mang lại hiệu quả cao hơn ở những người dưới 65 tuổi.
Tiêm chất nhờn thường được chỉ định ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối trung bình
Bên cạnh đó, một số đối tượng có thể không phù hợp để tiêm chất nhờn điều trị thoái hóa khớp gối. Các đối tượng chống chỉ định phổ biến bao gồm:
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
- Trẻ em và thanh thiếu niên
- Bệnh nhân viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm xung quanh khớp gối hoặc có các bệnh lý nhiễm trùng khác
- Người dị ứng với các sản phẩm có chứa hyaluronate
Ngoài ra, những người dị ứng với trứng hoặc các sản phẩm từ thịt chim, gà hoặc gia cầm nói chung, nên thông báo cho bác sĩ trước khi thực hiện liệu pháp. Một số chiết xuất hyaluronate có thể có nguồn gốc từ mào của gà trống và không phù hợp với một số đối tượng.
4. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn có hiệu quả không?
Hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Một số người có thể giảm đau hoàn toàn trong một khi một số khác có thể giảm nhẹ một phần hoặc không giảm đau.
Hiệu quả tiêm dịch nhờn khớp gối thường không giống nhau ở các đối tượng bệnh
Một số nghiên cứu lâm sàng cho biết hiệu quả khi tiêm chất nhờn vào khớp gối như sau:
- Giảm đau nhưng không phải ngày lập tức. Người bệnh có thể nhận thấy hiệu quả điều trị vào tuần thứ 4 sau mũi tiêm đầu tiên.
- Hiệu quả có thể kéo dài từ 2 – 6 tháng. Người bệnh có thể có thể cảm thấy hiệu quả tốt nhất vào tuần thứ 5 và tuần thứ 13.
- Những người tiêm chất nhờn nhiều lần có thể có hiệu quả cao hơn những người chỉ tiêm một lần.
- Các mũi tiêm bổ sung có thể cải thiện các triệu chứng đến 3 năm. Điều này có thể trì hoãn phẫu thuật thay thế khớp gối toàn phần ở một số đối tượng bệnh.
Quy trình tiêm chất nhờn điều trị thoái hóa khớp gối
Thủ thuật tiêm chất nhờn vào khớp gối được thực hiện ngoại trú, thường chỉ mất vài phút và không cần sự chuẩn bị từ trước. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về lịch sử y tế cũng như các loại thuốc đang sử dụng trước khi tiêm chất nhờn.
1. Các bước tiêm chất nhờn vào khớp gối
Thủ thuật tiêm chất nhờn vào khớp gối được gọi là tiêm nội khớp. Các bước cơ bản thường bao gồm:
Tiêm Acid Hyaluronic vào khớp gối đòi hỏi sự chính xác cao
- Bệnh nhân nằm ngửa với đầu gối duỗi thẳng hoặc ngồi với đầu gối uốn cong. Vị trí này phụ thuộc vào yêu cầu của bác sĩ để đưa kim tiêm vào khớp gối dễ dàng nhất có thể.
- Khử trùng đầu gối bằng chất khử trùng.
- Bệnh nhân có thể được yêu cầu thư giãn các cơ chân để tránh gây đau khi tiêm. Bác sĩ có thể đề nghị gây tê cục bộ để hạn chế các cơn đau cho người bệnh.
- Nếu đầu gối bị sưng do viêm bao hoạt dịch, bác sĩ có thể hút chất lỏng hoặc dịch khớp bằng kim tiêm.
- Tiêm trực tiếp chất nhờn axit hyaluronic trực tiếp vào khớp gối (không phải các mô xung quanh). Do đó, để đảm bảo độ chính xác bác sĩ có thể sử dụng máy siêu âm cầm tay để xác định vị trí khớp gối.
- Vệ sinh, làm sạch, khử trùng và băng bó đầu gối bị ảnh hưởng.
- Bệnh nhân có thể được yêu cầu duỗi thẳng và uốn cong đầu gối nhiều lần để chất nhờn bao phủ toàn bộ khớp gối.
Quy trình tiêm chất nhờn vào khớp gối đòi hỏi sự chính xác cao. Nếu chất nhờn được tiêm vào các khu vực khác, như các mô mềm, có thể làm giảm hiệu quả và tính an toàn của liệu pháp.
2. Chăm sóc sau khi tiêm chất nhờn
Thông thường các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nghỉ ngơi từ 12 – 24 giờ ngay sau khi thực hiện tiêm chất nhờn điều trị thoái hóa khớp. Nghỉ ngơi có thể ngăn ngừa các cơn đau sau khi tiêm chất nhờn và hạn chế nguy cơ axit hyaluronic chảy ra khỏi khớp.
Người bệnh có thể được yêu cầu nghỉ ngơi trong vòng 12 – 24 giờ sau khi tiêm chất nhờn
Trong thời gian nghỉ ngơi, người bệnh thoái hóa khớp gối có thể thực hiện các động tác đơn giản, tác động thấp như đi bộ chậm trong thời gian ngắn. Các vận động mạnh như chạy và mang vác các vật nặng cần được hạn chế trong giai đoạn này để tránh gây ảnh hưởng đến khớp gối.
Bác sĩ cũng có thể đề nghị các bài tập vật lý trị liệu để tăng cường chức năng khớp gối và duy trì sức mạnh ở khớp gối. Vật lý trị liệu cũng góp phần cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp và làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị người bệnh bổ sung một số hoạt chất như curcumin (hoạt chất chiết xuất từ củ nghệ) để cải thiện các tác dụng phụ sau khi tiêm axit hyaluronic.
Tác dụng phụ và rủi ro điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn
Thông thường liệu pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn được xem là an toàn và ít rủi ro. Tuy nhiên, tương tự như các liệu pháp điều trị y tế khác, tiêm chất nhờn vào khớp gối có thể dẫn đến một số tác dụng phụ phổ biến như:
- Sưng và đau nhẹ tại vị trí tiêm
- Có các phản ứng viêm khớp, viêm khớp nhiễm trùng giả bùng phát tại vị trí tiêm và thường kéo dài trong vòng 3 ngày sau khi tiêm
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng, phản ứng dị ứng và viêm bao hoạt dịch.
- Nếu nhận thấy các dấu hiệu tác dụng phụ, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức hoặc thông báo cho bác sĩ điều trị.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn có thể hỗ trợ giảm đau, cải thiện các triệu chứng và làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và tư vấn phù hợp trước khi áp dụng liệu pháp.
Để được tư vấn trực tiếp
Quý Khách vui lòng bấm số 0986800687 (để gọi Bác sĩ Huệ) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Huệ
Địa chỉ phòng khám bác sĩ Huệ
153 Tô Ký, Phường Đông Hưng Thuân, Quận 12, TP HCM