Bệnh Cơ xương khớp tại Việt Nam

Bệnh Cơ xương khớp tại Việt Nam

Ngày đăng: 13/11/2024 02:31 PM

    Bệnh xương khớp là gì? Các bệnh về cơ xương khớp thường gặp

    Cơ thể con người gồm các loại khớp:

    Khớp động là các khớp ở tay, chân.

    Khớp bán động là khớp các đốt sống.

    Khớp bất động là khớp ở hộp sọ.

    Trong đó khớp động và khớp bán động do nhiều yếu tố nên nhanh chóng bị suy yếu, bào mòn, hình thành các bệnh xương khớp.

    Tổ chức Y tế thế giới WHO đã từng gọi giai đoạn 2012 – 2020 là “Thập niên xương và khớp” do số người mắc bệnh xương khớp ngày càng tăng cao. Điều đáng báo động là bệnh ngày càng trẻ hóa và gia tăng số người mắc tại Việt Nam. Trong đó các bệnh về xương khớp thường gặp phổ biến nhất như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm...

    Viêm khớp: thường xuất hiện tại gối, cổ tay, ngón tay, háng... biểu hiện là tình trạng sưng đau.

    - Thoái hóa khớp, cột sống: Xảy ra do sự bào mòn sụn khớp, đĩa đệm, lượng dịch nhày suy giảm khiến khớp bị đau, cứng, khô khớp và cột sống.

    - Thoát vị đĩa đệm: Thường xảy ra ở vị trí đốt sống cổ và vùng cột sống thắt lưng, bệnh thường gây chèn ép, ảnh hưởng đến các dây thần kinh, dễ dẫn đến teo cơ, yếu liệt.

    - Viêm khớp dạng thấp: Là bệnh tự miễn xảy ra ở nhiều khớp gây sưng, đau, cứng khớp. Bệnh thường mang tính chất đối xứng 2 bên có thể ảnh hưởng đến tim, phổi, mạch máu...

    - Đau dây thần kinh tọa: Hiện tượng đau từ vùng thắt lưng kéo xuống đến bàn chân xảy ra khi dây thần kinh tọa bị tổn thương.

    - Loãng xương: Là tình trạng xương bị giảm mật độ trở nên xốp, dễ giòn, gãy gây đau nhức toàn thân và dễ hình thành các bệnh lý xương khớp khác.

    Bệnh viêm khớp là gì?

    Bệnh viêm khớp là tình trạng tổn thương, nhiễm trùng, bào mòn ở lớp đệm của sụn khớp khiến cho khớp bị sưng đau, khó cử động. Căn bệnh này xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là ở người già.

    Bất kỳ khớp nào trên cơ thể chúng ta đều có thể bị viêm. Tùy thuộc vào vị trí bị bệnh mà có các thuật ngữ trong y học như viêm khớp gối, viêm khớp háng, viêm khớp vai, viêm khớp ngón tay, ngón chân…

    Trong y học, bệnh viêm khớp có khoảng 100 loại khác nhau. Trong đó, gặp nhiều nhất vẫn là các dạng sau:

    • Viêm xương khớp: Còn được gọi là thoái hóa khớp. Bệnh gây phá hủy sụn khớp khiến đầu xương cọ sát vào nhau khi di chuyển, từ đó dẫn đến sưng viêm khớp. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở lứa tuổi ngoài 40 trở nên và ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay, khớp hông, khớp gối hay cột sống.
    • Viêm khớp dạng thấp: Căn bệnh này trước tiên ảnh hưởng đến phần màng hoạt dịch rồi lan dần đến sụn khớp, đầu xương dưới sụn và các mô mềm xung quanh. Đây là một dạng viêm khớp mãn tính có liên quan đến yếu tố tự miễn. Bệnh không chỉ gây tổn thương tại khớp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như da, tim, phổi…

    Nguyên nhân gây viêm khớp

    Nhiều người cứ nghĩ bệnh viêm khớp chỉ xảy ra khi bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên trên thực tế, căn bệnh này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bao gồm:

    Ảnh hưởng của quá trình lão hóa: Tuổi tác càng cao thì xương khớp càng bị thoái hóa, suy yếu. Hiện tượng này diễn ra mạnh mẽ ở lớp sụn bao bọc quanh khớp khiến cho lớp sụn bị mỏng đi. Do vậy mà các đầu xương có hiện tượng ma sát mạnh hơn khi vận động dẫn đến tổn thương, sưng đau khớp.

    Béo phì: Ở những người bị béo phì, các khớp chịu nhiều áp lực hơn nên có tốc độ lão hóa nhanh và dễ bị viêm khớp.

    Thay đổi thời tiết: Nhiệt độ lên xuống thất thường làm ảnh hưởng đến độ nhớt của dịch khớp và khả năng tuần hoàn máu đến các khớp. Đặc biệt là trong mùa đông dịch khớp đặc quánh lại khiến cho ổ khớp không được bôi trơn ở mức cần thiết. Điều này khiến khớp dễ bị tổn thương, viêm nhiễm và đau nhức.

    Do chấn thương: Bệnh viêm khớp có thể phát triển sau một chấn thương kéo dài ở khớp, dây chằng, gân, cơ hay phần mềm quanh khớp. Các vận động viên thể thao, người lao động nặng nhọc rất dễ bị bệnh vì nguyên nhân này.

    Ít vận động: Sự phát triển của công nghệ và nhịp sống hiện đại khiến con người ngày càng ít vận động. Điều này làm tăng nguy cơ bị béo phì, tim mạch và các bệnh lý về xương khớp, trong đó bao gồm cả bệnh viêm khớp.

    Lao động, sinh hoạt không đúng tư thế: Khuân vác vận nặng quá mức, đứng lâu, ngồi nhiều một chỗ khiến cơ xương khớp bị co cứng, phù nề, lâu ngày tiến triển thành viêm khớp.

    Di truyền: Yếu tố di truyền cũng có liên quan đến sự phát triển của căn bệnh này, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, nếu trong gia đình có tiền sử bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống thì bạn cũng có nguy cơ bị bệnh viêm khớp cao.

    Do ảnh hưởng của nghề nghiệp: Những người làm việc phải vận động tay chân nhiều, khuân vác hay ngồi lâu trước màn hình máy tính có nguy cơ bị viêm khớp cao hơn những người khác

    Bài viết liên quan

    Giới thiệu Bác Sĩ Cơ Xương Khớp, Thạc sĩ Bác sĩ Lê Thị Huệ, Khoa Nội Cơ Xương KHớp - Bệnh viện Thống Nhất

    Phòng khám Cơ Xương Khớp Thạc sĩ Bác sĩ Huệ không chỉ là một phòng khám, mà là điểm tựa vững chắc cho những ai gặp phải các vấn đề về cơ xương khớp. Thạc sĩ Bác sĩ Huệ là một bác sĩ đầy đam mê với chuyên môn sâu rộng, luôn tìm tòi và ứng dụng các phương pháp điều trị tiên tiến nhất để đem lại sự hồi phục nhanh chóng và lâu dài cho bệnh nhân. Với phương châm "Sức khỏe của bạn là sứ mệnh của chúng tôi," phòng khám không ngừng hoàn thiện và đã tạo dựng được niềm tin vững chắc trong lòng người dân thành phố.

    111 View

    13/11/2024