Bệnh Huyết áp hay gặp ở người lớn tuổi, làm sao hiểu đúng

Bệnh Huyết áp hay gặp ở người lớn tuổi, làm sao hiểu đúng

Ngày đăng: 13/11/2024 02:51 PM

    Bệnh tăng huyết áp ở người LỚN tuổi: sát nhân thầm lặng

    Tăng huyết áp được xem là kẻ giết người thầm lặng vì không có một triệu chứng rõ ràng nào. Tuy vậy, tăng huyết áp lại có khả năng gây nên các căn bệnh nguy hiểm như đau tim, đột quỵ và suy thận. Cách duy nhất để chẩn đoán là sử dụng máy đo huyết áp.

    Thay đổi lối sống lành mạnh là phương pháp cơ bản nhất để điều trị bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi. Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh hỗ trợ điều trị tăng huyết áp (DASH) kết hợp đồng thời với tập thể dục thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, bệnh nhân thường sẽ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

    Cách điều trị bệnh tăng huyết áp ở người LỚN tuổi

    Việc điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả cao nếu bệnh được phát hiện sớm. Bước đầu tiên trong quá trình điều trị là thay đổi lối sống. Dưới đây là một số thay đổi người cao tuổi nên thực hiện để giảm huyết áp.

    Duy trì cân nặng hợp lý

    Thừa cân, béo phì luôn là bạn thân của tình trạng cao huyết áp, và điều này tỉ lệ thuận với tuổi tác. Người cao tuổi cần đến bác sĩ để được tư vấn về cân nặng tối ưu của mình, dựa trên chiều cao, giới tính, thể trạng và tuổi tác. Nếu cân nặng vượt quá lý tưởng, hãy hỏi bác sĩ về việc giảm cân an toàn.

    Trung thành với chế độ ăn uống lành mạnh

    Chế độ ăn lành mạnh theo hướng hỗ trợ điều trị cao huyết áp (DASH) là một nền tảng cơ bản, tiên quyết nếu muốn cải thiện và duy trì mức huyết áp tốt về lâu dài. Áp dụng cách ăn uống này, người cao tuổi cần tăng cường trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt trong các bữa ăn. Sữa dành cho người cao tuổi nên được giảm bớt chất béo. Bạn có thể chọn lựa sữa ít béo dựa vào thông tin in trên vỏ hộp. Thực phẩm tươi sống luôn tốt cho sức khỏe hơn thực phẩm chế biến sẵn.

    Chế độ ăn trên đây thực ra dễ thực hiện, không những giúp duy trì cân nặng phù hợp mà còn có ích lợi về mặt dinh dưỡng thiết yếu, cũng như ngăn ngừa được các chứng bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi.

    Chế độ ăn tốt cho tim mạch 

    DASH: chế độ ăn lành mạnh giúp giảm huyết áp

    DASH (viết tắt của Dietary Approaches to Stop Hypertension) là chế độ ăn lành mạnh được thiết kế với mục đích hỗ trợ điều trị hoặc phòng ngừa tăng huyết áp. Chế độ ăn DASH khuyến khích bạn giảm muối trong khẩu phần ăn và ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng hỗ trợ làm giảm huyết áp như kali, canxi và magie.

    Tuân theo chế độ ăn DASH, huyết áp của bạn có thể giảm được vài mmHg chỉ sau 2 tuần. Về lâu dài, huyết áp tâm thu của bạn có thể giảm từ 8 đến 14mmHg, điều này giúp giảm đáng kể các nguy cơ về sức khỏe.

    Vì chế độ ăn DASH là một phương cách ăn uống lành mạnh, nó có nhiều lợi ích sức khỏe bên cạnh mục đích làm giảm huyết áp. Nó cũng là chế độ ăn được khuyến cáo để phòng ngừa loãng xương, ung thư, bệnh tim mạch, đột quỵ và đái tháo đường.

    Lượng natri trong chế độ ăn DASH

    Chế độ ăn DASH nhấn mạnh đến thực phẩm ít béo, rau, trái cây – và một lượng trung bình các loại hạt nguyên phần, cá, thịt gia cầm và các loại đậu.

    Thêm vào chế độ ăn DASH tiêu chuẩn của thực đơn hàng ngày, còn có thêm chế độ ăn ít natri. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà bạn chọn lựa chế độ ăn phù hợp:

    Chế độ DASH tiêu chuẩn: Bạn có thể ăn 1 lượng đến 2300mg natri/ngày.

    Chế độ DASH ít natri: Bạn có thể ăn 1 lượng đến 1500mg natri/ngày.

    Cả 2 chế độ ăn trên đều nhằm mục tiêu giảm lượng natri trong khẩu phần ăn hàng ngày so với mức 3400mg natri/ngày trong chế độ ăn điển hình của người dân Mỹ.

    Chế độ DASH tiêu chuẩn khuyến cáo mức natri dưới 2300mg/ngày theo Dietary Guidelines for Americans (Hướng dẫn chế độ ăn cho người dân Mỹ).

    Hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo mức natri dưới 1500mg/ngày cho tất cả người lớn. Nếu bạn không chắc chắn lượng natri nào phù hợp với mình, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.

    Chế độ ăn DASH: Ăn những gì?

    Cả 2 loại chế độ ăn DASH đều bao gồm thực phẩm ít béo, các loại hạt nguyên phần, trái cây, rau, cá, thị gia cầm, và các loại đậu.

    Bạn có thề ăn thịt đỏ, đồ ngọt và đồ béo, chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo toàn phần với lượng ít.

    Dưới đây là ví dụ khẩu phần ăn cho mỗi nhóm thực phẩm tương ứng 2000 calo/ngày theo chế độ ăn DASH.

    Thực phẩm từ hạt : 6 – 8 phần một ngày

    Bao gồm bánh mì, ngũ cốc, gạo và mì ống. Ví dụ 1 suất gồm: 1 lát bánh mì nguyên hạt, 1 ounce (# 28 gram) ngũ cốc khô, hoặc ½ chén ngũ cốc, gạo, mì ống đã nấu chín.

    • Nên chọn thực phẩm nguyên hạt vì chúng chứa nhiều chất xơ và dinh dưỡng hơn các loại hạt đã tinh chế. Ví dụ, sử dụng gạo lức thay cho gạo trắng, mì ống và bánh mì nguyên hạt thay cho mì ống và bánh mì thông thường. Chúng thường có nhãn “100% nguyên hạt” dán trên bao bì.
    • Loại thực phẩm này thường chứa ít chất béo. Không nên ăn kèm với bơ, kem và nước sốt phomai.

    Rau: 4 – 5 phần 1 ngày

    Cà chua, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang và những loại rau khác chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất như kali và magie. Ví dụ, 1 phần gồm 1 chén rau sống hoặc ½ chén rau được cắt nhỏ hoặc nấu chín.

    • Không nên nghĩ rằng rau chỉ là thực phẩm phụ – một đĩa rau trộn với gạo lức hoặc mì nguyên hạt có thể dùng như bữa ăn chính.
    • Rau tươi và trữ lạnh đều là lựa chọn tốt. Khi mua rau đông lạnh hoặc đóng hộp, nên chọn loại có dán nhãn ít muối hoặc không thêm muối.
    • Để tăng phần rau của bạn trong 1 ngày, ví dụ, trong món rau xào bạn có thể giảm 1 nửa lượng thịt và tăng gấp đôi lượng rau.

    Trái cây: 4 – 5 phần một ngày

    Nhiều loại trái cây dễ dàng chế biến để trở thành 1 phần của bữa ăn chính hoặc phụ. Như rau xanh, chúng chứa 1 lượng chất xơ, kali, magie và lượng ít chất béo – dừa là trường hợp ngoại lệ. Ví dụ, 1 phần ăn gồm 1 loại trái cây cỡ vừa, ½ chén trái cây tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp, hoặc 4 ounce (#120 ml) nước ép.

    • Thêm 1 miếng trái cây vào bữa ăn chính và 1 miếng vào bữa ăn phụ, sau đó thêm món tráng miệng bằng trái cây với một ít sữa chua ít béo.
    • Không gọt vỏ nếu có thể. Vỏ táo, lê và hầu hết các loại trái cây có chứa lượng chất xơ và dinh dưỡng tốt.
    • Chú ý loại trái cây họ cam quýt và nước ép như nước ép nho, chúng có thể tương tác với 1 vài loại thuốc. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để chắc chắn rằng chúng an toàn với bạn.
    • Nếu bạn chọn trái cây hoặc nước ép đóng hộp, hãy chọn loại không thêm đường.

    Sản phẩm từ sữa: 2 – 3 phần một ngày

    Sữa, sữa chua, pho mát và những sản phẩm khác từ sữa là nguồn canxi, vitamin D và protein chính. Nhưng điều quan trọng là hãy chắc rằng bạn chọn các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo vì chúng có thể chứa lượng lớn chất béo – và hầu hết là chất béo bão hòa. Ví dụ, 1 phần gồm 1 ly sữa không béo, 1 ly sữa chua ít béo, 1,5 ly pho mát tách béo 1 phần.

    • Nếu bạn bị rối loạn tiêu hóa khi dùng thực phẩm từ sữa, hãy chọn sản phẩm không chứa lactose hoặc có thể uống thuốc không kê toa chứa enzym lactase, có thể giảm hoặc ngừa triệu chứng kém dung nạp lactose.
    • Giảm hoặc tránh loại pho mát thường, thậm chí pho mát không béo và chúng thường chứa nhiều natri.

    Cá, thịt nạc và thịt gia cầm: 6 phần một ngày hoặc ít hơn.

    Thịt là nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin B, sắt và kẽm. Chọn loại thịt nạc và lượng không quá 6 ounce (#170 gram) 1 ngày. Cắt giảm lượng thịt cho phép tăng lượng rau trong khẩu phần ăn của bạn.

    Lóc bỏ da và mỡ, sau đó quay, nước trong lò hoặc trên bếp thay vì chiên trong mỡ.

    Chọn loại cá tốt cho tim mạch như cá hồi, cá ngừ và cá trích. Những loại cá này chứa nhiều axit béo Omega – 3, giúp làm giảm lượng Cholesterol toàn phần của bạn.

    Các loại hạt và đậu: 4 – 5 phần một tuần.

    Hạt hạnh nhân, hướng dương, đậu tây (kidney bean), đậu hà lan, đậu lăng (lentil) và các loại khác cùng họ là nguồn magie, kali và protein tốt. Chúng cũng chứa nhiều chất xơ và hóa chất thực vật có hiệu quả phòng ngừa một số loại ung thư và bệnh lý tim mạch.

    Kích cỡ 1 phần ăn thì nhỏ và chỉ nên ăn 1 vài lần trong tuần vì chúng chứa nhiều calo. Ví dụ, 1 phần ăn bao gồm 1/3 chén quả kiên (nut), 2 muổng cafe các loại hạt, hoặc ½ chén đậu hà lan nấu chín.

    • Quả kiên đôi khi mang “tiếng xấu” vì lượng chất béo trong chúng, tuy nhiên đó là những loại chất béo tốt như chất béo đơn không bão hòa và axit béo omega 3. Chúng có lượng calo cao, nên ăn ở mức độ trung bình. Hãy ăn kèm với món xào, salad hay ngũ cốc.
    • Những sản phầm từ đậu nành như đậu hủ và tương nén (tempeh) có thể thay thế thịt rất tốt vì chúng chứa toàn bộ axit amin cần cho cơ thể tương tự như thịt để tổng hợp nên protein.

    Dầu và mỡ: 2 – 3 phần một ngày

    Mỡ giúp cho cơ thể hấp thu các vitamin và hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch. Nhưng ăn quá nhiều mỡ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường và béo phì. Chế độ ăn DASH cố gắng cân bằng lợi ích sức khỏe bằng cách giới hạn tổng lượng calo từ chất béo dưới 30%, tập trung vào chất béo đơn không bão hòa.

    Ví dụ có 1 phần ăn bao gồm 1 muỗng cafe bơ thực vật (soft margarine), 1 muỗi cafe sốt mayonnaise hoặc 2 muỗng cafe nước sốt salad (salad dressing).

    • Chất béo dạng trans và chất béo bão hòa là thủ phạm chính trong chế độ ăn uống làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành. Chế độ ăn DASH giúp giữ cho mức chất béo bão hòa dưới 6% tổng lượng calo trong cơ thể, bằng cách giới hạn sử dụng thịt, bơ, pho mát, sữa, kem và trứng trong khẩu phần ăn cũng như những thực phẩm làm từ mỡ lợn, mỡ trừu (solid shortening), dầu cọ và dầu dừa.
    • Tránh chất béo dạng trans, thường thấy trong thực phẩm đã qua chế biến như bánh quy, đồ chiên, đồ nướng lò.
    • Hãy đọc nhãn dán trên các sản phẩm bơ thực vật và nước sốt salad để chọn loại có hàm lượng chất béo bão hòa thấp nhất và không chứa chất béo dạng trans.

    Đồ ngọt: 5 phần mỗi tuần hoặc ít hơn

    Bạn không cần thiết phải loại bỏ hoàn toàn đồ ngọt khi tuân theo chế độ ăn DASH – chỉ cần ăn lượng ít là được. Ví dụ, 1 phần ăn bao gồm 1 thìa cafe đường hoặc mứt, ½ ly kem trái cây (sorbet), hoặc 1 ly nước chanh.

    • Khi chọn đồ ngọt, hãy chọn loại ít hoặc không béo như kem trái cây (sorbet), kẹo jelly bean, kẹo cứng, bánh quy graham, hoặc bánh ít béo.
    • Chất tạo ngọt nhân tạo như aspartame (NutraSweet, Equal) và sucralose (Splenda) có thể gia tăng vị ngọt, giảm lượng đường. Nhưng nhớ hãy dùng chúng một cách hợp lý. Có thể dùng nước ngọt không đường (diet cola) thay cho nước ngọt thường (regular cola) nhưng không dùng thay thế cho đồ uống dinh dưỡng như sữa ít béo, hoặc thậm chí là nước trắng.

    Chế độ ăn DASH: Cồn và Cafein

    Uống quá nhiều thức uống có cồn có thể làm tăng huyết áp. Dietary Guidelines for Americans (Hướng dẫn chế độ ăn cho người dân Mỹ) khuyến cáo 2 drink cồn đối với nam và 1 drink cồn đối với nữ 1 ngày hoặc ít hơn (1 drink chứa khoảng 14g cồn, tương ứng khoảng 1 lon bia, 150ml rượu 12 độ)

    Chế độ ăn DASH không đưa ra khuyến cáo về lượng tiêu thụ cafein. Ảnh hưởng của cafein lên huyết áp vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, cafein có thể gây tăng huyết áp tạm thời. Nếu bạn đang bị tăng huyết áp hoặc nếu bạn nghĩ rằng cafein ảnh hưởng lên mức huyết áp của mình, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

    Chế độ ăn DASH và vấn đề giảm cân

    Chế độ ăn DASH không phải là 1 chương trình giảm cân, tuy vậy bạn có thể giảm vài cân không mong muốn vì nó giúp bạn chọn lựa loại thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn.

    Chế độ ăn DASH nói chung chứa khoảng 2.000 calo 1 ngày. Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, bạn cần ăn ít calo hơn 1 chút. Bạn cũng có thể cần điều chỉnh phần ăn của mình dựa trên tình huống hiện tại – nhà chăm sóc sức khỏe có thể trợ giúp bạn quyết định.

    Mẹo cắt giảm lượng natri

    Thực phẩm trong chế độ ăn DASH đa phần chứa ít lượng natri tự nhiên. Vậy nên, chỉ cần tuân theo chế độ ăn DASH là bạn đã có thể giảm được lượng natri. Bạn có thể cắt giảm lượng natri nhiều hơn nữa bằng cách:

    • Sử dụng loại hương vị và gia vị không chứa natri thay cho muối ăn.
    • Không thêm muối khi nấu cơm, mì ống hoặc ngũ cốc.
    • Rửa (tráng) những thực phẩm đóng hộp để lược bỏ bớt lượng natri.
    • Mua những sản phẩm có nhãn “không thêm muối” (no salt added), “không natri” (sodium-free), “ít natri” (low sodium), hoặc “rất ít naitri” (very low sodium).

    Một thìa cafe muối ăn chứa khoảng 2,325mg natri. Khi bạn đọc nhãn dán trên thực phẩm, bạn có thể ngạc nhiên bởi lượng natri chứa đựng trong thực phẩm đã qua chế biến. Thậm chí súp ít béo, rau đóng hộp, ngũ cốc ăn liền, hoặc lát gà tây từ cửa hàng thức ăn – loại thực phẩm mà bạn thường xem là tốt cho sức khỏe – cũng thường chứa rất nhiều natri.

    Bạn có thể để ý thấy vị khác biệt khi chọn loại thức ăn và thức uống ít natri. Nếu bạn cảm thấy chúng quá nhạt, hãy gia tăng từ từ lượng thực phẩm ít natri và giảm dần muối ăn cho đến khi bạn đạt được mức natri mục tiêu. Điều này giúp khẩu vị của bạn thay đổi từ từ.

    Sử dụng gia vị, thảo mộc không muối cũng có thể giúp bạn thay đổi dể dàng hơn. Có thể mất vài tuần để vị giác của bạn quen dần với thực phẩm ít muối.

    Bắt đầu chế độ ăn DASH

    Hãy thử những cách sau để bắt đầu chế độ ăn DASH:

    Thay đổi từ từ. Nếu hiện tại bạn chỉ ăn 1 hoặc 2 phần rau hoặc trái cây 1 ngày, cố gắng thêm 1 phần vào bữa trưa và 1 vào bữa tối. Thay vì chuyển hoàn toàn sang thực phẩm nguyên hạt, hãy bắt đầu bằng 1 hoặc 2 phần ăn. Gia tăng từ từ lượng trái cây, rau củ và thực phẩm nguyên hạt có thể giúp ngừa chướng bụng hoặc tiêu chảy nếu bạn chưa quen ăn chế độ ăn nhiều chất xơ. Bạn cũng có thể dùng 1 số thuốc không kê toa để giảm chướng hơi do đậu và rau củ.

    Tự thưởng cho thành công và bỏ qua sai lầm. Hãy tự thưởng cho bản thân khi bạn đạt được mục tiêu – thuê 1 cuộn phim, mua 1 cuốn sách hoặc gặp gỡ bạn bè. Ai cũng có thể mắc sai lầm, đặc biệt khi học hỏi điều mới mẻ. Nhớ rằng thay đổi lối sống là 1 quá trình lâu dài. Để ý xem điều gì ngăn cản bạn và sau đó quay trở lại tuân thủ chế độ ăn DASH.

    Gia tăng hoạt động thể lực. Để tăng hiệu quả hạ áp, cân nhắc gia tăng hoat động thể lực. Kết hợp hoạt động thể lực và chế độ ăn DASH giúp bạn có khả năng giảm huyết áp nhiều hơn.

    Nếu bạn cần hãy tìm kiếm sự hỗ trợ. Nếu bạn có vấn đề về tuân thủ theo chế độ ăn, hãy hỏi ý kến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Bạn có thể nhận được 1 vài lời khuyên hữu ích giúp bạn tuân thủ chế độ ăn DASH.

    Cuối cùng, hãy nhớ rằng, ăn uống lành mạnh không phải là một mệnh đề tất cả hoặc không có gì. Điều quan trọng là, cơ bản, bạn ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh hơn – giữ cho chế độ ăn vừa bổ dưỡng vừa không nhàm chán hoặc quá độ. Và với chế độ ăn DASH, bạn có thể có cả hai.

    Hi vọng qua bài viết này, chúng ta sẽ thiết lập được một chế độ ăn tốt cho sức khỏe của bản thân và gia đình, đặc biệt là những người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường và bệnh tăng huyết áp.

    Tập thể dục hàng ngày

    Người cao tuổi nên hỏi ý kiến bác sĩ về những cách luyện tập phù hợp với thể trạng và bệnh lý nền (nếu có). Các bài tập thể dục nhẹ nhàng gồm đi bộ chậm, vận động tại chỗ. Những bài tập cần nhiều sức lực hơn có đi bộ đường dài, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,…Việc tập thể dục thể thao hàng ngày có ý nghĩa quan trọng trong hiệu quả điều trị bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi và rất cần thiết để giữ gìn cơ bắp dẻo dai, linh hoạt, không bị giảm sút theo tuổi tác.

    Hạn chế hấp thụ muối: điều không được quên trong điều trị bệnh tăng huyết áp ở người lớn tuổi

    Cách để hạn chế muối trong bữa ăn thường ngày:

    Không để lọ muối trong tầm mắt

    Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn vì chúng chứa nhiều muối có công dụng một chất bảo quản

    Tập ăn nhạt dần: điều này rất quan trọng. Mới đầu có thể không quen, nhưng về lâu dài việc nêm nếm thanh đạm sẽ giúp người cao tuổi ăn ngon miệng, tốt cho huyết áp và thận.

    Bỏ thuốc lá

    Hút thuốc lá cực kỳ có hại cho người cao tuổi, đặc biệt những người bị tăng huyết áp. Bỏ thuốc lá không chỉ cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể mà còn hạn chế suy giảm chức năng gan.

    Uống nhiều cồn cũng không tốt cho bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi

    Một ly rượu vang đỏ có thể tốt cho sức khỏe, nhưng quá nhiều sẽ có thể gây ra hậu quả tai hại.

    Người cao tuổi nên tham vấn bác sĩ về lượng cồn cơ thể có thể tiếp nạp cũng như khả năng tương tác của nó với những loại thuốc điều trị tăng huyết áp.

    Coi trọng giấc ngủ ngon

    Rối loạn giấc ngủ khá phổ biến ở người cao tuổi. Điều này không có lợi đối với sức khỏe nói chung và bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi nói riêng. Không dùng thức uống chứa cồn hoặc caffeine trước khi đi ngủ và giữ không gian ngủ thoải mái là hai trong số nhiều biện pháp sẽ giúp người cao tuổi ngủ ngon hơn.

    Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp

    Nếu huyết áp của người cao tuổi đã đạt mức gây nguy hiểm cho sức khỏe, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc dùng kết hợp với thay đổi lối sống. Mục đích các thuốc này giúp ổn định huyết áp nhanh chóng, phòng ngừa biến chứng.

    Dưới đây là các loại thuốc thường gặp trong điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi:

    Thuốc lợi tiểu

    Natri sẽ theo nước tiểu ra khỏi cơ thể, giúp giảm huyết áp.

    Thuốc chẹn beta

    Nhóm thuốc chẹn beta có công dụng giảm nhịp tim của bạn. Lúc này tim sẽ bơm ít máu đi qua các mao mạch hơn, dẫn đến hạ huyết áp.

    Thuốc ức chế men chuyển (ACE)

    ACE là các enzyme chuyển đổi angiotensin. Thuốc ức chế men chuyển ngăn chặn hormone làm hẹp mạch máu. Khi mạch máu giãn rộng ra, máu dễ dàng di chuyển, huyết áp cũng sẽ hạ.

    Thuốc giãn mạch

    Những loại thuốc này làm giãn nở các cơ thành mạch máu để hạ huyết áp.

    Bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng bệnh mà dùng riêng hoặc phối hợp các loại thuốc này theo liều lượng phù hợp để duy trì huyết áp người cao tuổi nằm trong phạm vi an toàn. Tuy vậy, một số loại thuốc tăng huyết áp có các tác dụng phụ. Hãy cho bác sĩ biết về bất kỳ thay đổi nào kể từ khi người cao tuổi bắt đầu dùng thuốc.

    Theo dõi huyết áp tại nhà rất quan trọng với người cao tuổi

    Đo huyết áp tại nhà giúp phát hiện sớm và theo dõi hiệu quả điều trị bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi. Người nhà có thể xem hướng dẫn đọc chỉ số đo huyết áp tại đây. Khi đến khám bác sĩ, hãy mang theo ghi chép các chỉ số huyết áp đã đo được trong thời gian qua, giúp bác sĩ xác định các loại thuốc, cách điều trị và thay đổi áp dụng có tác dụng như thế nào.

    Cần lưu ý rằng đo huyết áp tại nhà không thay thế cho việc đi khám bác sĩ thường xuyên. Các chuyên gia y tế có thể muốn gặp bạn thường xuyên để hỗ trợ tốt hơn trong việc kiểm soát và điều trị tăng huyết áp. Cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định và khuyến nghị từ bác sĩ.

    Bệnh tăng huyết áp là vấn đề hầu như người cao tuổi nào cũng gặp phải. Để tránh những tác hại do bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi, bạn cần đưa người thân mình đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có những biện pháp giúp ổn định huyết áp.

    Các bài viết của Ths Bs Huệ chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Bài viết liên quan

    Ăn gì để luôn sung sức khi tập luyện cường độ cao?

    Cho dù là chăm chỉ tại phòng tập thể dục hay tận hưởng một ngày cardio nhẹ nhàng hơn, điều quan trọng là phải ăn các loại thực phẩm phù hợp trước khi tập luyện.

    101 View

    13/11/2024

    15 loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch để khỏe như voi

    Tăng cường hệ thống miễn dịch là một điều ai cũng cần trong tình hình dịch bệnh bùng phát thường xuyên ngày này, người có hệ miễn dịch càng khỏe thì sẽ càng ít nguy cơ mắc bệnh và cuộc sống sẽ được kéo dài hơn. Có rất nhiều loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch và chúng có rất nhiều xung quanh bạn. Nếu bạn đang tìm cách để ngăn ngừa cảm lạnh, cúm và các bệnh nhiễm trùng khác, thì bước đầu tiên bạn nên đến cửa hàng tạp hóa gần nhà. Lên kế hoạch cho bữa ăn của bạn với những loại thức ăn đó.

    94 View

    13/11/2024

    Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Bằng Chất Nhờn

    Viêm khớp là bệnh xương khớp phổ biến. Trong đó, vùng xương đầu gối do phải hoạt động nhiều, chịu nhiều lực tác động nên trở thành vị trí dễ tổn thương. Bệnh viêm khớp gối gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng đi lại và các hoạt động thường ngày.

    102 View

    13/11/2024

    Điều trị Hội chứng ống cổ tay, tê ngón tay

    Hội chứng ống cổ tay (hội chứng đường hầm cổ tay) là một tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Giai đoạn đầu người bệnh thường bị đau, tê, ngứa ran ở bàn tay hay ngón tay, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Do tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa ở ống cổ tay gây cảm giác tê tay, đau tay, giảm khả năng lao động. Người bệnh cần thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nghiêm trọng, khiến bệnh trở nặng, gây teo cơ, giảm chức năng và vận động bàn tay.

    95 View

    13/11/2024